Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

TỔNG HỢP FAMILY CỬA CHO REVIT ( NHÔM KÍNH, SẮT, GỖ....)
Xin chào các bạn, trong quá trình làm việc tại mình đã tạo và tập hợp nhiều family cửa. Hôm nay, mình sẽ viết bài chia sẽ những family này cho các bạn, và sẽ cập nhật liên tục trên trang này, các bạn nhớ theo dõi để cập nhật nhé. Thanks.

1. Family cửa đi gỗ:
   
Link Download: Tải tại đây
ĐỔ BÊ TÔNG SÀN THÌ KHOẢNG BAO NHIÊU M2 THÌ NGỪNG 1 LẦN ?

Nguyên do của mạch ngừng

Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể được phép đổ bê tông mới vào đó, vì nếu không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông. Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp. Từ đó hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có có nội lực nhỏ hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để khắc phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng.
Việc thi công bê tông toàn khối trường hợp có để mạch ngừng sẽ tạo ra các đợt thi công bê tông và các phân đoạn thi công bê tông.
Vị trí mạch ngừng là vị trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Do đó kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa:
* chiều dài mạch ngừng là ngắn nhất, mạch ngừng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt,
* mặt mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất.

Mạch ngừng trong thi công sàn sườn toàn khối

Nội lực trong kết cấu dầm sàn toàn khối (sàn sườn) gồm lực cắt Q và mô-men uốn M. Đối với mô-men M, tương đương với ngẫu lực gồm hai thành phần lực dọc tác động vào hai nửa tiết diện mạch ngừng: phần lực nén, do bê tông vùng nén chịu, có tác dụng ép chặt bê tông hai bên mạch ngừng, tăng ma sát, hạn chế tác hại của mạch ngừng; phần lực kéo, coi như hoàn toàn do cốt thép chịu, có thể đảm bảo bằng cách tăng cốt thép gia cường mạch ngừng, không ảnh hưởng đến sự làm việc của bê tông tại mạch ngừng. Vậy mô-men uốn dù lớn hay nhỏ ít có tác hại đến vùng kết cấu bê tông giảm yếu tại mạch ngừng. Còn lực cắt , tác dụng dọc theo tiết diện mạch ngừng, làm trượt hai phần kết cấu bê tông cốt thép hai bên mạch ngừng, gây tác hại lớn tới kết cấu tại đây. Do đó, mạch ngừng phải được bố trí căn cứ vào độ lớn của lực cắt.
* Đối với sàn khu vệ sinh (các ô sàn tính theo trạng thái giới hạn thứ II: về nứt) thì không được phép bố trí mạch ngừng theo phương đứng.
* Đối với sàn sườn bình thường, mạch ngừng theo phương đứng được để như sau:
+ Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, tức mạch ngừng cắt qua dầm phụ, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào nằm trong đoạn 1/3 chính giữa của nhịp dầm phụ Ldp đồng thời cũng là nhịp bản theo phương dầm phụ Lb1 (nhịp bản chính là nhịp dầm phụ). Ở các vị trí này lực cắt trong cả bản và dầm phụ đều nhỏ.
+ Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính, tức là mạch ngừng cắt qua dầm chính, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào, mà: vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp dầm chính Ldc, vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp bản theo phương dầm chính Lb2 (nhịp bản có thể không trùng với nhịp dầm chính). Ở các vị trí này lực cắt trong cả bản và dầm chính đều nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo mặt bằng kết cấu mà vùng để được mạch ngừng trong trường hợp này có thể không có, và nếu có thì mạch ngừng lại cắt qua nhịp làm việc chính của hê thống kết cấu, cho nên cần hạn chế để mạch ngừng kiểu này, hãy cố gắng đổ bê tông song song dầm phụ để mạch ngừng cắt qua dầm phụ.
* Mạch ngừng phải cấu tạo thẳng đứng, vuông góc với trục dầm, và được tạo thành nhờ khuôn mạch ngừng loại thành đứng.

Bố trí mạch ngừng nằm ngang trong hệ dầm liền sàn (sàn sườn)

* Khi phải bố trí mạch ngừng theo phương ngang, thì mạch ngừng thường được đặt ở dầm tại vị trí dưới nách dầm (nơi tiếp giáp giữa dầm với sàn) khoảng 20 - 30 mm.
* Trong trường hợp dầm cao > 800 mm, nếu đúc bê tông liên tục thì để tránh sự co ngót ban đầu của vữa bê tông, khi đổ bê tông tới cách nách dầm 20 - 30 mm, ta cần phải tạm nghỉ để bê tông kịp co ngót rồi mới đổ tiếp tới sàn, nhưng cũng không lâu quá thời điểm bắt đầu ninh kết của bê tông. Do vậy sẽ không hình thành mạch ngừng nằm ngang, việc đúc bê tông không được coi là gián đoạn.

Trích dẫn tiêu chuẩn Việt Nam

Các yêu cầu kỹ thuật về mạch ngừng thi công sàn sườn bê tông toàn khối trên, được luật hóa ở các điều 6.6.5 và 6.6.7 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995. Điều 6.6.7 nêu rằng:
* Khi đổ bê tông tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp của dầm.
* Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng 1/4 nhịp)

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

CÁC CÔNG THỨC FOMULA CƠ BẢN TRONG REVIT
Chúng ta sử dụng tham biến trong Revit rất nhiều trong các family, tham biến phục vụ thống kê… Một điều không thể thiếu đó là sử dụng các công thức toán học, các điều kiện cơ bản có thể sử dụng cho tham biến. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số công thức cơ bản trong Revit có thể sử dụng được cho tất cả các bộ môn trong Revit:

  1. Lũy thừa:
  • x lũy thừa y sử dụng trong Revit là: =x^y
  • x lũy thừa 3: =x^3
  1. Lũy thừa của số e:
  • e là một hằng số toán học xấp xỉ 2,7 (thỉnh thoảng nó được gọi là số Euler, đặt theo tên nhà toán họcThụy Sĩ Leonhard Euler, hoặc hằng số Napier  để ghi công nhà toán học Scotland John Napier người đã phát minh ra logarit ). Đây là một số vô tỉ nếu chúng ta viết nó với 20 chữ số thập phân sẽ là e = 2.7182818284590452353
    Sử dụng trong Revit là: = exp (x)
  1. Số Pi π trong đường tròn:
  • Sử dụng trong Revit = pi ()+ Chu vi = pi () * (Radius * 2), trong đó Radius là bán kính
    hoặc chu vi = pi () * Đường kính
    + Diện tích = pi () * Bán kính ^ 2
  1. Số căn bậc 2:
    Parameter = sqrt (Width)
    Formula = sqrt (Width + Height )
  • Ví dụ a = sqrt (999)
  1. Logarit:
  • Trong toán học, logaritlà phép toán nghịch đảo của lũy thừa. Điều đó có nghĩa logarit của một số là số mũ của một giá trị cố định, gọi là cơ số, phải được nâng lên lũy thừa để tạo ra con số đó.
  • Trong trường hợp logarit cơ số 10 (logarit thập phân kí hiệu là log) là đếm số lần lặp đi lặp lại của phép nhân. Ví dụ, logarit cơ số 10 của 1000 là 3, vì 10 mũ 3 là 1000 (1000 = 10 × 10 × 10 = 10^3)
  • Logarit tự nhiên (còn gọi là logarit Nêpe) là logaritcơ số e. Ký hiệu là: ln(x)
  • Trong Revit:
Logarit thập phân được viết là: =log(1000)
Logarit cơ số e (log nepe): =ln(100)
  1. Ép tham biến yes/no thành check hay uncheck:
  • Đây là cách kiểm tra rất hay trong Revit, giúp bạn có thể ép tham biến yes/no xảy ra hay không (check hay uncheck)
  • Checked = 1 < 2 (1<2 là Đúng nên tham biến sẽ được Check)
    Unchecked = 1 > 2 (1>2 là Sai nên tham biến sẽ Uncheck- Không được tick chọn)
  • Một ví dụ đơn giản như sau: Para1 được Check vì 1<2, thì ngược lại Para2 Uncheck vì 1>2:
  1. Hàm điều kiện:
  • Cú pháp của câu điều kiện trong Revit:
IF (<condition>, <result-if-true>, <result-if-false>)
nghĩa là IF(<Điều kiện>,<kết quả nếu điều kiện đúng>,<kết quả nếu điều kiện sai>) khá giống với excel đúng không nào.
  • Hoặc một ví dụng đơn giản như sau, các bạn có thể sẽ dễ dàng hiểu được câu điều kiện trong Revit:
Nếu a>5 thì b=0
Nếu a<5 thì b=10

Các toán tử điều kiện được hỗ trợ
< Nhỏ hơn
> Lớn hơn
= Bằng
/ Chia
AND Cả hai điều kiện đều đúng  =IF( AND (x = 1 , y = 2), 8 , 3 )
 OR một trong điều kiện là đúng =IF( OR ( A = 1 , B = 3 ) , 8 , 3 )
NOT điều kiện sai
  • Hiện tại, mình thử phép toán <= và >= thì Revit sẽ không hiểu. Để thể hiện sự so sánh trên, bạn có thể sử dụng toán tử NOT. Ví dụ, a<= b bạn có thể viết là NOT(a> b)
Công thức trả về kiểu chuổi:
  • Ví dụ: IF (Length < 900, “Quá Ngắn”, “Hợp lý”)
Hàm IF gồm nhiều hàm lồng vào nhau:
  • IF (Length <500, 100, IF (Length <750, 200, IF (Length <1000, 300, 400)))
    Trả về 100 nếu Length <500, 200 nếu Length <750, 300 nếu Length <1000 và 400 nếu Length > 1000
Sử dung hàm IF để kiểm đặt điều kiện cho tham biến kiểu Yes/No
  • Như ở ví dụ sau, điều kiện được giải thích như sau: nếu Para1 được Check, trả về 1>2 tức là Sai, Para2 sẽ Uncheck và ngược lại Para1
Uncheck tức là điều kiện Para1 sai à 1<2 nên Para2 sẽ được Check
  • Ví dụ ở phần trên cũng có thể viết lại bằng cách sử dụng toán tử NOT như sau: IF(NOT(Para1),1<2,1>2)
  1. Phép toán lượng giác trong tam giác vuông:
Nếu biết: a và b:
c = sqrt(a ^ 2 + b ^ 2)
A = atan(a / b) (atan chính là arctan)
B = atan(b / a)
Nếu biết: a và c
b = sqrt(c ^ 2 – a ^ 2)
góc A = asin(a / c)
góc B = acos(a / c)
Nếu biết: b và c
a = sqrt(c ^ 2 – b ^ 2)
A = acos(b / c)
B = asin(b / c)
Nếu biết: c và góc A
a = c * sin(A)
b = c * cos(A)
góc B = 90° – A
Nếu biết:  c + góc B
a = c * cos(B)
b = c * sin(B)
góc A = 90° – B
Nếu biết:  a + góc B
b = a * tan(B)
c = a / cos(B)
góc A = 90° – B
Nếu biết: b + góc A
a = b * tan(A)
c = b / cos(A)
góc B = 90° – A
Nếu biết: a + góc A
b = a / tan(A)
c = a / sin(A)
góc B = 90° – A
Nếu biết: b + góc B
a = b / tan(B)
c = b / sin(B)
góc A = 90° – B
  1. Chức năng làm tròn số trong Revit
  • Các giá trị trong công thức có thể được làm tròn lên hoặc làm tròn xuống tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng trong từng trường hợp, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các hàm làm trong trong Revit:
  1. Round (x):
  • Hàm Round(x) trả về số nguyên gần với nó nhất: Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì số được làm tròn lên. Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0,5 thì số được làm tròn xuống.
  • Ví dụ:
    round (23.4) = 23
    Round (23.5) = 24
    Round (23.6) = 24
    Vòng (-23.4) = -23
    Vòng (-23.5) = -23
    Vòng (-23.6) = -24
  • Cú pháp: round (number) .
  1. Rounddown (x):
  • Hàm Rounddown(x) tức làm tròn xuống, trả về giá trị nguyên của số đó, không kể giá trị ở hàng thập phân phía sau là bao nhiêu.
  • Ví dụ:
    rounddown (23.0) = 23
    rounddown (23.5) = 23
    rounddown (23.9) = 23
    rounddown (-23.0) = -23
    rounddown (-23.5) = -24
    rounddown (-23.9) = -24
  • Cú pháp: rounddown (number)
  1. Roundup(x):
  • Hàm Roundup(x) tức làm tròn lên, hàm này hoạt động như ROUND, ngoại trừ một điểm là hàm này luôn làm tròn số lên.
  • Ví dụ:
    roundup (23.0) = 23
    roundup (23.5) = 24
    roundup (23.9) = 24
    roundup (-23.0) = -23
    roundup (-23.5) = -23
    roundup (-23.9) = -23
    Cú pháp: roundup (number) 
So sánh AISC ASD và LRFD
Xin chào các bạn, hôm nay mình viết bài so sánh giữa 2 tiêu chuẩn tính kết cấu thép của Mỹ AISC ASD và LRFD.

1. Ý nghĩa của các từ viết tắt nói trên.
* AISC = American Institute of Steel Construction.
* ASD  = Allowable Stress Design AISC Ninth Edition.
* LRFD = Load and Resistance Factor Design AISC Third Edition.
2. So sánh giữa các tiêu chuẩn về các mặt như sau:
    2.1. Tổ hợp tải trọng và hệ số an toàn .
    2.2.